Tại sao điều hòa vẫn không lạnh, chảy nước dù đã vệ sinh, nạp gas nhiều lần

Hiện nay, việc sử dụng điều hòa đã trở nên phổ biến trong các hộ gia đình và văn phòng đặc biệt là vào thời tiết nắng nóng khắc nghiệt của mùa hè. Bạn đang hoang mang không biết nên xử lý làm sao khi thiết bị điều hòa dù đã vệ sinh nhiều lần nhưng vẫn kém lạnh, không lạnh hay xảy ra tình trạng chảy nước. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ điểm lại một vài nguyên nhân, cách nhận biết tình trạng bệnh của điều hòa và cách khắc phục việc điều hòa không mát, các bạn cùng tìm hiểu nhé!

Dấu hiệu nhận biết điều hòa đã hỏng. 

điều hòa hỏng

Bạn có thể nhận biết việc thiết bị điều hòa đã hỏng hóc thông qua các dấu hiệu nhận biết sau đây:

  • Điều hòa vệ sinh nhiều lần nhưng vẫn không lạnh, kém lạnh

Đây là hiện tượng phổ biến nhất cho thấy rằng chiếc điều hòa của nhà bạn đã hỏng. Khi khởi động thiết bị điều hòa bạn không cảm nhận hơi lạnh tỏa ra bên ngoài hoặc hơi lạnh bay ra quá yếu, kém lạnh thậm chí việc dàn lạnh bên trong nhà bị đóng lớp đá và dàn nóng bên ngoài cũng không thấy có hiện tượng hơi nóng thổi ra.

Hiện tượng điều hòa dù đã vệ sinh nhiều lần nhưng vẫn không lạnh có thể do gas lạnh của bạn đã bị hết hoặc quá nhiều gas trong máy dẫn tới việc quá tải làm máy kém đi độ hiệu quả về tốc độ làm lạnh. Điều này xuất phát từ việc điều hòa bị xì gas trong quá trình lắp đặt các đầu côn nối ống không được lắp đặt chặt chẽ hoặc đường ống, dàn lạnh, dàn nóng bị xì mọt. 

  • Điều hòa chỉ lạnh 1 phần trên họng gió

Một trong những dấu hiệu cho thấy điều hòa nhà bạn đã gặp vấn đề là máy chỉ lạnh 1 phần trên họng gió. Nguyên nhân của hiện tượng này rất có thể là phần họng gió của điều hòa đã bị đọng sương. 

Trên nền nhiệt khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, dao động nhiệt độ trong ngày có thể rất lớn ở Việt Nam thì tại vị trí các cửa gió điều hòa nhiệt độ thấp và khi tiếp xúc với không khí ẩm trong phòng, nếu nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ điểm sương thì sẽ làm không khí ẩm chuyển thành dạng sương và gây đọng sương tại khu vực họng gió. 

Hiện tượng này thường xảy ra với hệ thống điều hòa  thông gió vận hành lần đầu, hoặc khi thời tiết chuyển mùa. Việc đọng sương này làm cho điều hòa chỉ có tác dụng làm mát ở 1 số khu vực trên họng gió khiến cho sức làm lành của thiết bị điều hòa giảm đáng kể. 

  • Dàn lạnh lúc hoạt động có tiếng kêu “xào xào”

Hiện tượng dàn lạnh của hệ thống điều hòa phát ra tiếng kêu “xào xào” khi hoạt động là lỗi khá phổ biến mà nhiều gia đình gặp phải. Tiếng kêu khó chịu từ dàn lạnh có thể do khi lắp đặt điều hòa chưa đúng kỹ thuật, dàn lạnh treo không được chắc chắn nên bị rung làm nghiêng lệch. Nên chỉ sau một thời gian hoạt động một số bộ phận của điều hòa không khít như ban đầu và phát ra tiếng kêu “xào xào”.

Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do quạt dàn lạnh. Trong quá trình sử dụng bạn ít vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa nên có nhiều bụi bẩn bám dẫn đến quạt điều hòa bị rít và phát ra tiếng kêu khó chịu. 

  • Đóng đá (bám tuyết) toàn bộ dàn lạnh

Dàn lạnh của thiết bị điều hòa bị bám tuyết là một trường hợp vẫn thường hay xảy ra khi sử dụng ở bất kỳ dòng điều hòa hiện có trên thị trường. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đóng đá(bám tuyết) ở dàn lạnh máy lạnh. Việc nghẹt đường ống dẫn gas chủ yếu là do van ống dẫn gas bên ngoài cục nóng có kích thước bé và dễ bị bám tuyết nên gây ra hiện tượng nghẹt đường ống dẫn gas.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đóng đá toàn bộ dàn lạnh là do thiếu hụt gas. Việc thiếu hụt gas sẽ khiến cho dàn lạnh của thiết bị điều hòa hoạt động yếu đi hoặc dừng chạy hoàn toàn điều này làm cho luồng khí lạnh chỉ tập trung tại một chỗ không được thoát ra ngoài và tạo nên hiện tượng phủ tuyết tại khu vực dàn lạnh. 

Ngoài ra, việc cánh quạt tản nhiệt bị hư hỏng cũng có thể là một trong những tác nhân làm đóng đá khu vực dàn lạnh. Trong quá trình di dời, lắp đặt điều hòa làm cho phần cánh quạt tản nhiệt bị bóp méo nhiều và làm cho dàn lạnh bị đóng tuyết.

  • Có mùi hôi

Hiện tượng điều hòa xuất hiện mùi hôi tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thiết bị nhưng nó sẽ khiến không gian sống của bạn trở nên bí búc, không thoải mái. Chính những tác nhân như: bụi bẩn, nấm mốc và virus tích tụ đã gây lên mùi hôi của máy lạnh. Những tác nhân gây mùi hôi ở thiết bị điều hòa này có thể bám trên cuộn dây tụ, cuộn dây dàn bay hơi, máng thoát nước và các bộ lọc

Tất cả các hiện tượng trên đều xuất phát từ nguyên nhân chính là do bụi bẩn từ bên trong, nếu chỉ vệ sinh bình thường sẽ không khắc phục được, phương án tốt nhất phải tháo dàn lạnh của điều hòa và tiến hành vệ sinh kỹ từ bên trong. 

Hướng dẫn vệ sinh dàn lạnh của thiết bị điều hòa đúng cách.

vệ sinh giàn lạnh

Làm sạch dàn lạnh là một biện pháp không thể bỏ qua để thiết bị điều hòa hoạt động một cách trơn tru, linh hoạt. Tuy nhiên, vệ sinh dàn lạnh như thế nào cho đúng cách, đúng kỹ thuật thì không phải ai cũng nắm được. Quy trình vệ sinh dàn lạnh đúng kỹ thuật, nhanh gọn ngay sau đây nhé!

Bước 1. Với những thiết bị điều hòa được lắp cố định trong các công trình lớn bạn phải cắt cầu dao điện để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh dàn lạnh.

Bước 2. Tháo tấm chắn bộ phận làm lạnh.

Bước 3. Dùng ống hút bụi đầu hẹp và dài để hút sạch bụi bẩn bám trên các vòng xoắn. Bạn cũng có thể sử dụng loại bàn chải cán dài chuyên dụng có bán tại các cửa hàng thiết bị gia dụng để thực hiện thao tác lau chùi, dọn dẹp khu vực dàn lạnh.

Bước 4. Lắp lại lưới chắn để lại máy vào vị trí cũ và cắm điện hoặc đóng cầu dao.

Bạn nên kiểm tra làm sạch dàn lạnh của máy thường xuyên, ít nhất 2 lần một năm để kéo dài tuổi thọ của máy và tiến hành bảo trì điều hòa tại những địa chỉ uy tín 1 lần một năm để đảm bảo độ lạnh cho thiết bị tránh hơi lạnh trong tủ thoát ra ngoài. Như vậy bạn đã có thể tự vệ sinh điều hòa mà không cần đến thợ sửa chữa điều hòa, rất đơn giản đúng không ?

Đánh giá dịch vụ ?

Tổng đánh giá 3 / 5. Của: 2

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook